Aptomat ( MCCB hay MCB ) là thiết bị đóng cắt và bảo vệ trong mạng lưới điện công nghiệp và dân dụng. Tùy theo từng nhu cầu, chức năng sử dụng, và kích thước mà được chia làm nhiều loại khác nhau. Bài viết này mình chia sẻ rõ hơn về vấn đề này
- Bảng báo giá chi tiết Aptomat Ls
- Liên hệ : 0982.803.528 Gmail : Bachkhoatech2806@gmail.com để được chiết khấu tốt nhất
Tóm tắt nội dung
Cấu tạo Aptomat ( MCCB, MCB)
Hình dưới là cấu tạo của một MCB gồm các phần tử điện được ghép nối với nhau như tiếp điểm, lò xo, dây cáp vv. Thực tế những bộ MCCB lớn còn phức tạp hơn nhiều, gồm tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, và tiếp điểm hồ quang.
Với mục đích là bảo vệ ngắn mạch, quá tải, vv. đó là chức năng của một bộ Aptomat cần phải có.
Các bạn có thể tham khảo thêm video để biết thêm chi tiết :
Thông số của một MCCB
Trước khi lựa chọn Aptomat, chúng ta phải tính toán công suất, đặc tính của tải, nhà máy một cách rõ ràng và chính sác, từ đó lựa chọn thiết bị điện phù hợp.
- Ue: Điện áp làm việc định mức ( 690V )
- Ui: Điện áp cách điện định mức (750 V)
- Uimp: Điện áp chịu xung định mức ( 8 kV )
- Ics: Dòng điện cắt tải thực tế ( 50A )
- In : Dòng danh định ( 50A )
- Icu: Khả năng chịu đựng dòng của tiếp điểm, khi có sự cố ngắn mạch (Ics = 50% Icu
- Icw : Khả năng chịu dòng ngắn mạch của tiếp điểm ( 1 giây, 3 giây)
Thực tế, khi đi làm người ta chỉ quan tâm đến một vài thông số quan trọng của MCCB như dòng điện định mức, điện áp định mức và tính công suất phụ tải thiết bị để lựa chọn
Nguyên lý hoạt động của MCCB
Khi đóng mạch điện tiếp điểm hồ quang đóng trước, sau đó đến tiếp điểm phụ, và cuối cùng đến tiếp điểm chính, điều này nhằm đảm bảo độ bền tiếp điểm chính MCCB trong quá trình đóng cắt.
Bởi vì khi đóng cắt một phụ tải công suất lớn như động cơ máy cán, lò nhiệt, dòng điện quá độ lúc ban đầu là rất lớn, sự thay đổi đột ngột điện áp giữa các cực của aptomat sẽ sinh ra hồ quang đánh mòn, tạo sỉ các điểm cực, tiếp điềm hồ quang làm mồi cho quá trình sảy ra trước.
Và quá trình ngắt MCCB lại diễn ra ngược lại, tiếp điểm chính nhả ra trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Nhiều loại MCCB có thêm tiếp điểm phụ nhằm ngắn chặn dòng hồ quang cháy lan sang tiếp điểm chính
Phân biệt MCCB, MCB
Nó dùng để phân loại về công suất chịu tải và mục đích sử dụng. Với MCCB ( Molded case circuit breaker ) là một khối tổng hợp hoàn chỉnh, dòng điện định mức lớn hơn 100A, và khả năng cắt dòng ngắn mạch lớn hơn MCB.
Về kích thước lớn hơn rất nhiều so với MCB, khả nắng chịu dòng của tiếp điểm khi có sự cố ngắn mạch cũng lớn hơn MCB.
Ngoài ra, MCCB còn thêm khả năng chọn lựa lắp thêm (option) các cuộn đóng cắt motor nạp lò xo để điều khiển đóng cắt từ xa
Chính vì khả năng chịu tải lớn, có thể đến hàng ngàn Ampe, và tích hợp nhiều chức năng nên giá thành cao hơn rất nhiều so với MCB. Hình trên là một ví dụ điển hình cho MCCB
MCB (Minature circuit breaker) dùng cho tải công suất nhỏ
Nó là dạng tép ghép nối với nhau, khả năng chịu dòng tải nhỏ, thường thì 100 Ampe đổ lại và khả năng cắt ngắn mạch cũng nhỏ hơn 100kA. Tất cả các thông số kỹ thuật thường nhỏ hơn, và không được hỗ trợ lắp thiết bị kèm theo mở rộng chức năng
Cuối cùng là CB thường được dùng cho mạng điện dân dụng với mức điện áp, dòng bảo vệ nhỏ, chúng ta thường thấy trong các bảng điện nhà ở, trung cư, trường học
RCCB (Residual Current Circuit Breaker)
Loại aptomat này phổ biến và thông dụng trong mấy năm gần đây, với nhu cầu bảo tránh điện giật khi có dòng rò nó thường được gọi là aptomat chống giật, thường được lắp trong nhà ở, hay đầu cuối các thiết bị có nguy cơ rò điện ra vỏ sắt cao như máy giặt, tủ lạnh, máy sưởi, và đặc biệt là bình nóng lạnh
Nguyên lý là đo dòng giữa hai cực L và N nếu có sự chênh lệch thì ngắn thiết bị ra khỏi nguồn điện.
Thường thì đối với sản phẩm này chúng ta phải quan tâm đến chỉ số dòng rò và thời gian nhạy. Như trên hình aptomat chống giật này có tiêu chuẩn IEC61009-1 và dòng rò cho phép tối đa là dưới 0.03A với thời gian nhạy không quá 0.1s.
Một lưu ý nữa là sản phẩm này không có chức năng bảo vệ quá tải như MCCB trên, nên chúng ta lưu ý chọn lựa cho phù hợp
Để phát huy hiệu quả tối đa của sản phẩm này theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chúng ta phải lắp theo từng nhánh, nghĩa là với mỗi thiết bị phải lắp riêng lẻ để bảo vệ. Và phải đảm bảo dây trung tính được cách điện hoàn toàn để tránh trường hợp báo nhầm.
Cơ chế bảo vệ khi chúng ta chạm vào vỏ máy có điện rò ra, thì dòng điện sẽ đi qua cơ thể một phần làm chênh lệch dòng giữa hai cực, và aptomat nhả ra.
Có các ngưỡng bảo vệ là 30mA, 100mA, 300mA tương ứng bảo vệ máy riêng lẻ, theo cụm và toàn bộ nhà.
Đặc biệt đối với sản phẩm này, chúng ta phải theo dõi test định kì bằng cách nhấn vào nút test monthly để đảm bảo aptomat còn hoạt động tốt nếu như nó nhảy và ngắt điện.
RCBO (Residual Circuit Breaker with Overload protection).
Sản phẩm này là hội tụ cả hai chức năng trên là chống dòng rò và bảo vệ quá tải, giá thành sẽ cao hơn rất nhiều so với hai loại trên. Tùy theo yêu cầu mà lựa chọn cho phù hợp.
Hi vọng với những chia sẻ ở trên các bạn sẽ lựa chọn sản phẩm đúng với yêu cầu thiết kế, mọi chi tiết đóng góp xin để lại lời bình phía dưới, xin chào và hẹn gặp lại.