Rơ le trung gian (relay trung gian) được lắp đặt tích hợp trong hầu hết các bảng mạch điện tử điều khiển nào. Thiết bị có vai trò trung gian giữa khối điều khiển (như PLC, vi xử lý) và khối động lực công suất lớn (khởi động từ contactor, thiết bị đóng ngắt công suất lớn). Vậy rơ le trung gian là gì? nó được cấu tạo như thế nào? và ứng dụng ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt, với thiết kế nhỏ gọn, module hóa, dễ dàng lắp đặt và thay thế. Ngày nay relay trung gian được dùng rất nhiều trong ngành điện tử, đặc biệt là tích hợp trong các tủ điện , tủ điều khiển và hệ thống máy móc công nghiệp.
Nguyên lý hoạt động :
Hình trên khái quát lại cấu tạo và quá trình hoạt động của rơ le. Thiết bị có cậu tạo gồm các phần sau:
Khi cấp nguồn điện định mức vào, thì cuộn hút sẽ trở thành nam châm điện, hút lẫy tiếp điểm, khi đó tiếp điểm thường mở NO sẽ đóng, cho dòng điện chạy qua và tải (bóng đèn) sẽ hoạt động (sáng lên).
Hình trên, giúp các bạn hiểu hơn về chu trình hoạt động của relay. Nhiều bạn sẽ thắc mắc: muốn đang chạy mà ngắt tín hiệu thiết bị khi cấp nguồn vào rơ le thì làm thế nào. Trong thực tế, relay trung gian có hai tiếp điểm thường đóng NC, thưởng mở NO. Khi cấp điện vào cuộn hút, thì trạng thái các tiếp điểm này được đảo ngược lại. Để đa dạng cho người sử dụng.
Một cực nối chung gọi là COM, một cặp tiếp điển NO/NC như hình trên.
Nhờ sự cách ly giữa mạch điều khiển (cuộn hút) và mạch lực (hệ tiếp điểm ). Tín hiệu điều khiển và nguồn điện động lựa có thể khác nhau. Tức là, chúng ta có thể dùng tín hiệu điện có công suất nhỏ, để điều khiển thiết bị điện có công suất lớn. Với mục đích an toàn cho người sử dụng, tránh gây hiện tượng cháy nổ do hoạt động ở điện áp cao, công suất lớn.
Trên đây, là một ứng dụng nhỏ, lắp đặt relay trong đảo trạng thái hai đèn sáng. Hình ảnh mô phỏng quá trình cấp điện, dòng điện đến các thiết bị điện khi nút được nhấn. Lưu ý, hai nguồn điều khiển và mạch lực hoàn toàn độc lập.
Hình ảnh Rơ le trung gian trong thực tế:
Thực tế, rơ le trung gian gồm nhiều tiếp điểm và hoạt động với các mức điện áp khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng. Khách hàng có thể lựa chọn.
Được tích hợp trong tủ điện công nghiệp. Ưu điểm nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt thay thế, cách lý giữa phần điều khiển với phần động lực công suất lớn.
Áp dụng relay trung gian với tải có dòng điện cỡ vài Ampe. Còn phụ tải có dòng lớn hơn thì dùng khởi động từ contactor.
Các bạn tham khảo thêm :
Trong tủ điện công nghiệp, không thể thiếu rơ le trung gian. Trên thị trường hiện nay, có một số hãng sản xuất relay lớn như Omron, Schneider , idec. Thị trường có nhiều mẫu relay trung gian, cho khách hàng lựa chọn. Đừng quên hãng thiết bị điện CHINT thuộc phân khúc giá rẻ.
Lưu ý : Đối với những yêu cầu đóng cắt liên tục, trong thời gian ngắn, với tần suất lớn, mẫu relay trung gian trên không phù hợp cho mục đích này vì các tiếp điểm ở dạng cơ. Một loại relay khác đã cải thiện được những nhược điểm trên.
Được gọi là rơ le rắn (relay rắn) hay solid state relay (SSR) . Relay SSR có khả năng chịu dòng cao hơn. Đặc biệt là tần số đóng cắt rất lớn. Mạch điều khiển và động lực cũng cách ly, đa dạng về nguồn điện AC/DC cho các bạn lựa chọn.
Tuổi thọ relay căn cứ trên số lần đóng cắt các tiếp điểm (vài nghìn lần). Với điều kiện cấp nguồn và dòng điện định mức, trong giới hạn của nhà sản xuất. Dòng relay cao cấp, tiếp điểm được tráng một lớp bạc, để tránh hiện tượng tạo sỉ, do hồ quang điện gây ra, đảm bảo đầu tiếp xúc không bị mòn theo thời gian.
Bài viết đã giới thiệu: cấu tạo, ứng dụng của rơ le trung gian, solid state relay (SSR). Cảm ơn các bạn, xin chào và hẹn gặp lại. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, các bạn hãy gọi đến số điện thoại: 0917448833 để được tư vấn.
Bài viết về Thiết Kế và Xây Dựng Hệ Thống Tưới Tự Động Cho Nhà Lưới là một nghiên cứu độc đáo trong lĩnh vực tự động hóa nông nghiệp. Nhận biết những thách thức trong nông nghiệp hiện đại và đánh giá nhu cầu tưới tiêu, bài viết tập trung vào cải thiện hiệu […]
Bài báo trình bày về việc ứng dụng công nghệ IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) để xây dựng hệ thống sản xuất rau hữu cơ khép kín, áp dụng cho các hộ gia đình, hệ thống này gồm có khâu xử lý rác thải sinh hoạt hưu cơ thành phân bón cung […]
HỌC LẬP TRÌNH S7-300 QUA MỘT SỐ VÍ DỤ Mục tiêu: Giới thiệu chi tiết các bước xây dựng, thiết kế và lập trình các hệ thống điều khiển tự động bằng PLC S7-300 của hãng Siemens Đức, các bạn xem và thực hành lại trên máy tính của minh. Để dẽ dàng hơn các […]
Bài viết về Thiết Kế và Xây Dựng Hệ Thống Tưới Tự Động Cho Nhà Lưới là một nghiên cứu độc đáo trong lĩnh vực tự động hóa nông nghiệp. Nhận biết những thách thức trong nông nghiệp hiện đại và đánh giá nhu cầu tưới tiêu, bài viết tập trung vào cải thiện hiệu […]
Bài báo trình bày về việc ứng dụng công nghệ IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) để xây dựng hệ thống sản xuất rau hữu cơ khép kín, áp dụng cho các hộ gia đình, hệ thống này gồm có khâu xử lý rác thải sinh hoạt hưu cơ thành phân bón cung […]
HỌC LẬP TRÌNH S7-300 QUA MỘT SỐ VÍ DỤ Mục tiêu: Giới thiệu chi tiết các bước xây dựng, thiết kế và lập trình các hệ thống điều khiển tự động bằng PLC S7-300 của hãng Siemens Đức, các bạn xem và thực hành lại trên máy tính của minh. Để dẽ dàng hơn các […]